Cổng chính được coi là bộ mặt của ngôi nhà, khi nhìn vào cổng chính có thể đánh giá được thẩm mỹ, tính cách cũng như kiến trúc nội thất và phong cách chung của toàn bộ không gian ngôi nhà đó. Việc thiết kế cổng chính cho ngôi nhà là rất cần thiết và quan trọng, đòi hỏi phải có sự đầu tư về cả vật chất và trí tuệ để tạo nên sự hài hòa về thẩm mỹ và sự hợp lý về phong thủy cũng như thể hiện được cá tính riêng của gia chủ.
Có nhiều người quan niệm chỉ cần chọn hướng nhà còn hướng cửa thì không quan trọng, của có hay không có hoa cây cảnh hay vật dụng trang trí cũng được… Đây là quan niệm không đúng, bởi vì trong phong thủy kiến trúc và cây cảnh phong thủy thì mỗi chi tiết của ngôi nhà đều mang một yếu tố riêng của nó, những yếu tố riêng đó sẽ kết hợp với nhau để tạo nên sự hài hòa tổng thể, vì vậy nếu không có sự hợp lý ngay từ cổng chính thì rất khó để có được một không gian hoàn thiện cho toàn bộ bố cục của ngôi nhà.
Ngoài việc chọn hình dáng, màu sắc và vật liệu làm cổng, cung mệnh tích cách của gia chủ với ngũ hành, thì việc lựa chọn hoa cây cảnh cũng không kém phần quan trọng để tạo nên sự hoàn thiện cho cổng chính. Hơn nữa, cách bố trí cổng của ngôi nhà cũng rất quan trọng vì nó giúp che chắn bảo vệ ngôi nhà với các trường khí xấu bên ngoài. Hướng cổng cũng cần bố trí đúng hướng của gia chủ. Việc bố trí cổng tránh ngã ba đường, tránh dẫn lỗi trục xung với cửa chính. Trong trường hợp bất khả kháng thì hoa cây cảnh phong thủy là yếu tố hữu dụng nhất để khắc phục những nhược điểm thiếu xót này.
Dưới đây là một sô loại hoa cây cảnh thường được dùng để trang trí cho cổng chính ngôi nhà:
Cây Cau cảnh
Trồng Cau cảnh ở cổng chính là kinh nghiệm dựa trên việc xây nhà theo lối truyền thống. Thường nhà truyền thống được xây theo hướng Nam, Tây Nam hoặc Đông Nam nhằm tránh gió mùa Đông Bắc vào mùa lạnh và gió Tây nóng vào mùa nóng. Cây Cau cảnh dáng thẳng nên người ta chọn nó để trồng trước nhà vừa để trang trí mà không gây nên việc gió, nắng bị cản, không vào nhà được.
Ngoài ra, theo quan điểm khoa học, những cây dáng thẳng dễ dàng thu được ion dương, những ion dương giúp tăng cường sức khỏe. Trồng trước nhà góp phần thúc đẩy năng lượng tích cực trong đời sống.
Về mặt ý nghĩa, trồng Cau cảnh sẽ mang lại sự nhẹ nhàng, bình yên và cảm giác an toàn khi bước qua cổng chính của ngôi nhà đó.
Cây Đại Lộc
Cây được bài trí có khi nhằm thể hiện một ý tưởng của người trồng qua cách xếp đặt mà vẫn giữ được vẻ tự nhiên của lá. Thân cây được uốn theo một kiểu dáng nào đó, còn gọi là thế, kết hợp với chậu, đất hay nước là môi trường sinh trưỡng cho thực vật ấy.
Bên cạnh mục tiêu làm cảnh vì lẽ này cây Đại Lộc đã được tuyên lên thành nghệ thuật. Đại Lộc còn còn mang ý nghĩa tài lộc và thịnh vượng. Về mặt cây cảnh phong thủy, Đại Lộc sản sinh và điều hòa những dòng năng lượng tích cực cho toàn bộ không gian ngôi nhà.
Thiết Mộc Lan
Cây cảnh Thiết Mộc Lan cũng mang ý nghĩa tài lộc. Theo cây cảnh phong thủy, cây có khả năng hấp thụ những luồng khí xấu, tiêu tan điềm rủi và mang lại may mắn cho không gian xung quanh.
Cây có khả năng hấp thụ Fomaldehyde, làm sạch không khí, khử bớt các khí độc sinh ra do hiệu ứng nhà kính hoặc do sử dụng điều hòa lâu ngày.
Cây có loại trồng 1 thân gốc lớn, có loại được ghép từ nhiều thân gỗ thẳng cao 0.5 – 1.5m mỗi thân gỗ có 1 – 3 ngọn búp, có loại khóm thấp nhiều lá. Các ngọn búp của cây vươn thẳng, lá xanh bóng sáng, trông rất màu mỡ, giàu sức sống, được coi là rất tốt theo quan niệm phong thủy khi trang trí trong không gian nội thất.
Vạn Niên Thanh
Vạn Niên Thanh là cây thân leo, khi trồng Vạn Niên Thanh ở cổng chính, cây sẽ leo và bám vào cổng cũng như tường xung quanh cổng tạo nên vẻ yên bình và hoài cổ cho ngôi nhà. Như vậy gia chủ sẽ luôn có được cảm giác thân quen khi bước qua cổng vào ngôi nhà của mình.
Vạn niên thanh vị đắng, tính hàn, vào kinh phế, có độc tính nhẹ. Tác dụng thanh nhiệt và giải độc, cường tim lợi thuỷ,có tác dụng cầm máu. Trị cho người bị đau họng, tim yếu, rắn cắn, bị đánh đập và bổ té tổn thương, bạch hầu, bỏng do nước sôi, thuỷ thũng và đinh nhọt, ho hen do suy nhược cơ thể nóng sốt. Việc trồng Vạn niên thanh có thể làm cho sức khỏe của mọi người dồi dào hơn, đồng thời khiến không khí trong nhà được trong lành và tươi mát.
Ngũ Gia Bì
Cây phân nhiều cành nhánh, có rễ khí sinh. Lá kép chân vịt mang 5-7 lá phụ, hình thuôn dài, mép nguyên gân nổi rõ. Về mặt cây cảnh phong thủy, Ngũ Gia Bì là loại cây tượng trưng cho sự may mắn và trường thọ, ngoài ra cây còn có tác dụng hữu ích và là vị thuốc tốt trong y học cổ truyền.
Cây có hình dáng và nhiều rễ giống như cây cổ thụ, phù hợp trang trí trong không gian nội thất có sử dụng gỗ tự nhiên, có những đồ trang trí truyền thống hoặc những linh vật phong thủy. Ngoài ra, cây có tác dụng đặc biệt trong việc làm sạch không khí vì hấp thu các khí gây khó chịu như mùi khói thuốc lá, mùi thức ăn, mùi điều hòa tắt lâu ngày.
Trúc Quân Tử
Cây mọc bụi thưa, gốc có thân có nhiều rễ bò dài, măng nhỏ, màu vàng, cành nhánh mềm, cong. Cây ưa nhiều nắng nên phù hợp trồng ngoại thất. Thông thường, Trúc Quân Tử hay được trồng sát tường cạnh cổng chính để tạo nên cảm giác vững chắc cho cổng.
Theo nhiều các quan niệm về phong thủy thì đây chính là loài cây rất tốt, có thể giảm bớt những điểm xấu, làm thông thoáng cho không gian, mang lại nhiều may mắn.
Trong triết học phương Đông, cây trức quân tử được ví như người quân tử vì đặc tính mềm dẻo mà không bao giờ bị khuất phục cho dù có gặp phong ba, gió bão.
Sưu Tầm: