Cây trầu bà giúp có khả năng hút được khí độc từ máy vi tính, loại bỏ chất gây ung thư formaldehydes và nhiều chất hóa học dễ bay hơi khác.
Ý nghĩa của cây của cây Trầu Bà là may mắn, thành đạt và bình an, cây trầu bà thường được trồng để làm đẹp, trang trí…hoặc làm nguyên liệu cắm hoa. Thích hợp để trồng trang trí trong văn phòng, nhà hàng - khách sạn, tại nhà...hoặc môi trường có nhiều tiếng ồn.
Cây trầu bà có tên khoa học: Epipremnum aureum, thuộc họ Araceae. Cây trầu bà có nguồn gốc từ đảo Solomon
Cây Trầu bà còn gọi là cây sắn dây Hoàng kim, Ma quỷ đằng, Thạch Cam Tử, là cây thân cỏ xanh quanh năm, sồng lâu năm.
Cây trầu bà thuộc họ cây Thiên Nam Tinh, nguyên sinh ở Indonexia.
Cây trầu bà là cây thân thảo leo, thân tròn mập mang nhiều rễ khí sinh, bò dài hoặc buông thõng xuống trên các chậu treo. Lá đơn, mọc cách, thuôn dài ở đỉnh, tim ở gốc, màu xanh bóng với các vạch màu trắng, vàng nằm rải rác trên phiến lá. Cụm hoa dạng mo, cuống ngắn.
Tốc độ sinh trưởng của cây trầu bà khá nhanh. Cây trầu bà chịu bóng bán phần, nhu cầu nước cao, có thể làm cây thủy sinh. Cây sống tốt ở bóng râm, phát triển rất nhanh nơi có khí hậu mát mẻ, hút nước nhiều. Cây trầu bà có thể để bình cây leo ở góc phòng hoặc treo những chậu cây nhỏ gần cửa sổ, chúng làm cho căn phòng sinh động và tự nhiên hơn.
Tham khảo kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trầu bà:
Cây dễ dàng chăm sóc, thay nước cho cây 1 lần/tuần.
Không được thay nước trực tiếp vào chậu khi chưa lấy cây ra ngoài, khi thay nước nhớ cắt, tỉa rễ, lá đã bị hư, thối, tránh để lá tiếp xúc với nước dinh dưỡng. Giống cây này hút monoxide de carbonne rất hiệu quả (75%), và hút các chất khác như benzene, toluene, formalhelyde. Bạn có thể để bình cây leo ở góc phòng hoặc treo những chậu cây nhỏ gần cửa sổ, chúng làm cho căn phòng sinh động và tự nhiên hơn.
Cách nhân giống cây Trầu Bà:
Cắt một đoạn cành có nhánh, có mầm, rồi mang trồng vào chậu cát thô hoặc đá trân châu. Không đem cành cắm vào nước hoặc đất ẩm, vì cây Trầu Bà chỉ nhân giống được khi bị ngăn chặn sự sinh trưởng.
Cách trồng cây Trầu Bà:
Cây Trầu Bà có thể trồng trong đất hoặc bằng phương pháp thủy canh.
+ Trồng cây Trầu Bà bằng đất:
Cây Trầu Bà thích hợp với loại đất trồng tơi xốp, thoáng khí, giữ ẩm tốt, giàu dinh dưỡng. Có thể dùng hỗn hợp đất trồng, phân chuồng hoai mục, có thể thêm than củi đểlâu ngày.
Cần làm giàn leo, hoặc cắm cọc để cây Trầu Bà có giá thể leo. Nếu không thì có thể để cây Trầu Bà leo bám trên một thân cây khác
+ Trồng cây Trầu Bà trong nước:
Rửa sạch rễ cây Trầu Bà, sau đó đặt vào trong chậu hoặc bình chứa dung dịch trồng cây.
Cách chăm sóc cây Trầu Bà:
Nên đặt cây ở nơi có ánh sáng tự nhiên nhưng râm mát vì Trầu Bà là cây ưa bóng, phù hợp với cường độ áng sáng trung bình. Trồng Trầu Bà ngoài trời thì cần làm mái che. Nếu không cây sẽ bị vàng và cháy lá hoặc chết.
Còn cây Trầu Bà thủy sinh để bàn thì không đặt ở sát cửa kính hoặc nơi có ánh nắng gắt chiếu vào. Mỗi tuần mang cây ra phơi nắng 1 lần vào sáng sớm khoảng 15-30 phút. Nhiệt độ sinh trưởng tốt nhất của cây Trầu Bà là 150C – 300C. Cây không chịu được lạnh nên khi trời lạnh cần đảm bảo nhiệt độ trên 80C.
Trầu Bà là cây ưa ẩm, nhu cầu nước cao, không chịu hạn, tưới nước 1 lần/ ngày. Nhưng khi tưới cần tránh tình trạng quá nhiều nước gây hiện tượng úng ngập, cây sẽ bị vàng lá và thối rễ. Đối với cây Trầu Bà thủy sinh, cần thay nước 1 tuần 1 lần; lượng nước cho ngập 2/3 bộ rễ.
Trầu Bà không cần nhiều dinh dưỡng nên không cần sử dụng nhiều phân bón. Thỉnh thoảng có thể hòa tan một số loại phân bón lá rồi tưới cho cây.
Cây Trầu Bà ít sâu hại, nhưng thỉnh thoảng cũng có mắc một số bệnh phổ biến như: ve, rệp, thối rễ…Khi đó, có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo về thực vật thông thường. Để góp phần hạn chế sâu bệnh, nên thường xuyên nhặt bỏ lá vàng, thay nước…
Cùng chuyên mục